Xăm Môi Bị Nổi Mụn Nước Uống Thuốc Gì?
Xăm môi là phương pháp giúp các chị em sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ. Kỹ thuật thực hiện rất đơn giản và không tạo tổn thương sâu, nhưng vẫn có một số trường hợp xăm môi bị sưng đau, bị nổi mụn nước. Vậy, xăm môi bị nổi mụn nước có sao không? Xăm môi bị nổi mụn nước uống thuốc gì cho mau hết? Theo dõi những chia sẻ về chủ đề này từ Viện Thẩm mỹ Mộc Ý Liên nhé!
Xăm môi là phương pháp thực hiện ra sao?
Xăm môi là phương pháp làm đẹp sử dụng máy phun xăm hoặc đầu bút xăm chuyên dụng đưa mực xuống tầng thượng bì môi. Sau khi xăm, môi sẽ có màu đỏ đậm hơn và đóng lớp vảy, sau khoảng 1 tuần môi sẽ bong và dần lên màu đẹp sau khoảng 1 – 2 tháng.
Tuy nhiên, kết quả xăm môi có nhanh bong vảy và lên màu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của khách hàng, tay nghề của kỹ thuật viên, mực xăm, quy trình phun xăm có an toàn hay không…
Nếu khách hàng xăm môi bằng công nghệ cũ, bút xăm, máy phun xăm có đầu to tạo tổn thương sâu rất dễ gây tổn thương đến môi, bị sưng đau lâu khỏi. Trường hợp nặng còn xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy đỏ, nổi mụn li ti, mưng mủ, chảy máu, sẹo xấu… Vậy, nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Xăm môi bị nổi mụn nước là tình trạng gì? Có nguy hiểm không?
Thực tế, với công nghệ phun xăm môi hiện đại như ngày nay rất hạn chế xảy ra rủi ro. Đa số khách hàng sau khi phun xăm môi rất nhanh phục hồi, ít bị sưng đau lâu khỏi. Thế nhưng, một số trường hợp xăm môi tại các cơ sở thiếu uy tín vẫn xảy ra trường hợp xăm môi bị sưng nề, nổi mụn nước lâu lành.
Tình trạng xăm môi bị nổi mụn nước xảy ra sau khoảng vài ngày, tình trạng này được biết là do nhiễm Virus Herpes simplex-1, có biểu hiện sưng đỏ, đau rát, các nốt mụn mọc chen chúc nhau tập trung tại một vùng trên môi. Virus Herpes sinh sôi và phát triển khiến nốt mụn nước dần lây lan, vì vậy để ngăn chặn mụn nước trở nặng thì cần dùng đến thuốc để kháng virus.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nổi mụn nước sau khi xăm môi không hiếm gặp và có thể khắc phục nếu áp dụng đúng cách. Phần lớn mụn nước sẽ khỏi hẳn sau khoảng 3 – 6 tuần tùy theo cơ địa và cách điều trị của mỗi người. Khách hàng nên tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia trong việc dùng thuốc và chăm sóc môi cẩn thận.
Nếu tình trạng mụn nước không được kiểm soát đúng cách có thể gây nguy hiểm, môi bị viêm nhiễm, sưng đau, sẹo xấu, nặng nhất là gây nhiễm trùng, hoại tử. Khi đó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mà còn gây hại cho sức khỏe.
Xăm môi bị nổi mụn nước uống thuốc gì cho mau hết?
Như đã nêu trên, để mụn nước nhanh chóng xẹp và khô lại, biến mất hẳn thì cần dùng đến thuốc điều trị dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Thuốc dùng để điều trị mụn nước Herpes được sử dụng là Acyclovir, dạng bôi và uống liều lượng sẽ do bác sĩ chỉ định và theo dõi diễn biến trong khoảng 1 tuần.
Công dụng của thuốc Acyclovir trong điều trị mụn nước:
- Thuốc Acyclovir có công dụng kháng virus Herpes, ngăn chặn sự phát triển của mụn nước để phòng ngừa lây lan.
- Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, bởi virus gây nhiễm trùng có thể tồn tại và bùng phát.
- Thuốc Acyclovir sẽ làm thuyên giảm tình trạng mụn nước và thời gian bùng phát, đẩy nhanh quá trình làm lành các nốt mụn nước.
- Ngăn chặn các nốt mụn nước lở loét lan rộng, làm giảm đau nhức, ngứa ngáy do các vết loét gây nên.
- Những ai có sức đề kháng yếu, dùng thuốc Acyclovir sẽ ngăn chặn virus lây lan mụn nước sang các bộ phận trên cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir:
- Khi vừa mới phát hiện mụn nước, mẩn đỏ hình thành trên môi thì nên sớm điều trị. Việc phát hiện và dùng thuốc bôi acyclovir sớm sẽ giúp ngăn chặn mụn nước phát triển hiệu quả, tránh bị lở loét nặng. Nếu trường hợp nặng nên dùng kèm theo thuốc acyclovir 400mg hoặc acyclovir stada 800mg dạng uống
- Nên dùng nước kèm nước muối sinh lý để vệ sinh môi sau mỗi lần ăn uống hoặc trước khi bôi thuốc acyclovir vùng da bị mụn nước
- Trong quá trình điều trị mụn nước trên môi nên chú ý giữ vệ sinh, tránh để môi tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng. Trước khi bôi thuốc acyclovir cần vệ sinh tay sạch sẽ, lau môi bằng dung dịch kháng khuẩn trước rồi thoa thuốc.
- Không dùng tay đụng chạm đến các nốt mụn nước trên môi, không cọ xát hoặc để thức ăn dính lên môi. Tốt nhất trong thời điểm này các bạn nên dùng ống hút, sau khi ăn xong hãy vệ sinh lại môi sạch sẽ.
- Không thoa thuốc bên trong miệng, chỉ thoa nhẹ tại nốt mụn nước. Không để thuốc tiếp xúc với mắt, nếu lỡ bị dính thì cần rửa sạch và dùng thuốc nhỏ mắt nhanh chóng.
- Kiêng ăn một số thực phẩm có thể khiến mụn nước trở nặng, gây sưng đau, mưng mủ, chẳng hạn như hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, thức ăn cay nóng, rượu, bia, cà phê, thức ăn mặn…
- Để môi không bị khô căng, đau rát các bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít) và tăng các loại nước ép trái cây từ dứa, cam, bưởi, lựu, cà chua, cà rốt…, ngoài việc tăng cường sức đề kháng, nó còn giúp cho môi lên màu đẹp.
Viện Thẩm mỹ Mộc Ý Liên đã giải đáp chi tiết xăm môi bị nổi mụn nước uống thuốc gì. Hy vọng qua những chia sẻ các bạn đã biết cách chăm sóc cho môi của mình để sớm phục hồi. Hãy theo dõi những thông tin về chủ đề phun xăm thẩm mỹ tại đây nhé!