Trị Đốm Đen Trên Môi Bằng Cách Nào? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Nội dung
Đốm đen có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, trong đó có cả trên môi. Vậy, tình trạng này là gì? Có nguy hiểm không? Trị đốm đen trên môi bằng cách nào? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề này, hãy cùng Mộc Ý Liên tìm hiểu ngay sau đây.
Đốm đen trên môi là gì?
Đốm đen trên môi là những vết chấm đen nhỏ nổi trên môi khiến cho làn môi trông loang lổ, thâm sạm. Số lượng đốm đen nhiều hay ít tuỳ vào cơ địa của mỗi người, kích thước có thể thay đổi theo thời gian to hơn, màu sắc trở nên đậm nhìn thấy rất rõ.
Khi lớp biểu bì trên da môi mỏng yếu sẽ rất dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới, một số ít nam giới hoặc trẻ em cũng có khả năng gặp phải.
Đốm đen xuất hiện trên môi thường không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Tuy nhiên, vết đốm đen sẽ làm cho đôi môi mờ nhạt thiếu sức sống ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ. Một số ít trường hợp đốm đen xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý. Bạn nên theo dõi và thăm khám khi nhận thấy vết đốm đen ngày càng lan rộng và có màu sắc bất thường kèm theo triệu chứng ngứa, đau, chảy máu…
Nguyên nhân xuất hiện đốm đen trên môi
Trước khi biết được trị đốm đen trên môi bằng cách nào thì các bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân bị đốm đen. Để từ đó biết cách điều trị phù hợp, cụ thể dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu xuất hiện đốm đen trên môi:
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là “kẻ thù” số 1 của làn da và cả đôi môi. Khi tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên, tia UV sẽ kích thích tăng sinh sắc tố melanin gây đen sạm và dẫn đến hình thành các đốm đen trên môi.
Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh… thường thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Khi nồng độ estrogen bị suy giảm làm biến đổi lượng hormone MSH và kích thích sản sinh melanin. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu xuất hiện các vết nám sạm, đốm đen trên làn da và cả đôi môi.
Thiếu vitamin
Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể thiếu vitamin có thể gây nên tình trạng nám môi, do môi khô, xỉn màu và đốm đen xuất hiện.
Thiếu nước
Nếu bị thiếu nước thì đôi môi dễ bị bong tróc, nứt nẻ… và đẩy nhanh lão hoá. Lúc này, ánh nắng mặt trời, các loại hoá mỹ phẩm dễ tác động khiến cho môi thâm sạm, hình thành đốm đen.
Hút thuốc, uống bia/rượu thường xuyên
Thành phần thuốc và các loại bia, rượu có chứa các chất độc hại. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ tăng sắc tố melanin gây thâm đen môi. Ngoài ra, đôi môi còn nhanh lão hoá, có nhiều nếp nhăn, khô sần gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Thừa sắt
Đốm đen hình thành trên môi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thừa sắt. Bệnh lý này được gọi là hemochromatosis, có đặc điểm là sắt tích tụ trong các khớp và các cơ quan trong cơ thể.
Trị đốm đen trên môi bằng cách nào?
Hiện nay, có nhiều cách chữa trị đốm đen trên môi, thực hiện tại nhà hoặc điều trị tại các cơ sở thẩm mỹ. Một số cách dưới đây được áp dụng phổ biến như:
Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Như đã nêu trên, uống đủ nước rất quan trọng để duy trì đôi môi chắc khỏe, căng mịn. Do đó, mỗi ngày, các bạn nên uống đầy đủ nước (1,5 – 2 lít) để giữ ẩm cho làn da và đôi môi căng mọng.
Đặc biệt, hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm các loại vitamin A, C, E, B… để chống oxy hóa, đẩy lùi các dấu hiệu nám sạm, da nhăn nheo, đốm đen. Một số thực phẩm giúp đẹp làn da và đôi môi nên ăn thường xuyên như sữa chua, cà chua, rau lang, đu đủ, cam, lựu, chanh, cá hồi, hải sản, ngũ cốc, rau xanh đậm…
Trị đốm đen trên môi bằng nguyên liệu thiên nhiên
Trị đốm đen bằng các nguyên liệu thiên nhiên cũng là cách đơn giản và hiệu quả. Các bạn không cần tốn kém quá nhiều chi phí, nhưng cần phải kiên trì và áp dụng đúng cách.
Một số nguyên liệu được sử dụng để trị đốm đen trên môi được áp dụng phổ biến như:
- Nha đam: Đây là nguyên liệu dễ tìm, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang đến công dụng ngăn ngừa đốm đen lan rộng và dưỡng ẩm cho môi hiệu quả. Cách thực hiện là lấy phần thịt nha đam và chà xát lên môi, massage nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch với nước.
- Sữa chua và nghệ: Hai nguyên liệu này mang đến công dưỡng dưỡng ẩm cho môi mềm mịn, ngăn ngừa nám sạm, đốm đen. Cách thực hiện là trộn 2 nguyên liệu lại với nhau, rửa sạch môi rồi thoa hỗn hợp lên môi, giữ khoảng 10 phút. Cuối cùng rửa với nước và dưỡng ẩm cho môi.
- Chanh và mật ong: Bạn có thể tẩy tế bào chết cho môi bằng chanh và mật ong. Thành phần chanh giàu axit sẽ nhanh chóng làm mờ vết thâm nám trên môi hiệu quả. Hãy trộn 2 nguyên liệu lại và thoa lên môi, sau khoảng 10 phút rửa sạch môi.
Thoa kem hoặc thuốc tây
Hiện nay, trên thị trường có một số loại kem bôi và thuốc tây có công dụng ngăn chặn đốm đen trên môi. Thông thường các sản phẩm có chứa thành phần như hydroquinone, vitamin C, trenoid, tretinoin… có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cải thiện đáng kể tình trạng đốm đen, thâm sạm môi.
Tuy nhiên, các bạn cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn để thấy được hiệu quả. Ngoài ra, các loại kem bôi và thuốc có thể chứa các thành phần gây kích ứng, hoặc nếu khi ngưng sử dụng đốm đen sẽ tái phát. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trị đốm đen trên môi nhanh chóng bằng laser
Có thể nói trong số các cách điều trị đốm đen trên môi thì bắn laser là giải pháp được xem tối ưu nhất, bởi rất nhanh cho hiệu quả và cải thiện triệt để các đốm đen.
Theo đó, công nghệ laser sẽ bắn phá các sắc tố đen sạm trên môi thành các phân tử siêu nhỏ và đào thải tự nhiên. Thời gian thực hiện nhanh chóng và thấy được vết thâm đen biến mất hoàn toàn, đồng thời còn giúp đôi môi căng mịn, giảm nếp nhăn.
Dù vậy, làn da môi rất nhạy cảm khi bắn laser cần cẩn thật thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu người thực hiện không khéo léo có thể khiến môi bị tổn thương, đau rát và dễ tái phát đốm đen trở lại.
Qua những chia sẻ đến từ Mộc Ý Liên, hy vọng các bạn đã biết trị đốm đen trên môi bằng cách nào. Trường hợp đốm đen xuất hiện tự nhiên hoặc sau phun môi bị đốm đen mà chưa biết cách chữa trị, các bạn hãy liên hệ đến Mộc Ý Liên để được hỗ trợ.