1. Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi là hậu quả sau khi da bị tổn thương từ lớp hạ bì trở đi, điển hình như tổn thương trong phẫu thuật. Để làm lành vết thương, cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình tăng sinh và lắng đọng Collagen. Khi các mô sợi được sản sinh quá mức, chúng sẽ nhô lên khỏi bề mặt da và tạo nên những vết sẹo lồi.Sẹo lồi thường xuất hiện sau khoảng 6 tháng kể từ khi vết thương xuất hiện. Khi mới xuất hiện, sẹo lồi là một khối đỏ hồng, bề mặt căng bóng và có thể nhìn thấy mạch máu dưới da, sẹo hơi cứng.

Trong khoảng một năm sau tổn thương, khối sẹo này sẽ phát lan rộng ra khỏi phạm vi vết thương ban đầu và tăng thể tích lớn hơn. Hình dáng của sẹo bắt đầu biến đổi không đều, màu sắc của khối sẹo trở nên sậm hơn, sẹo cũng cứng hơn so với trước đó. Thực tế cho thấy, sẹo lồi không gây nguy hiểm về sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây ngứa, căng cứng khó chịu cho người bệnh. Mặt khác, sẹo lồi ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ

Sẹo lồi khác với sẹo phì đại, sẹo phì đại phát triển ngay sau khi bị chấn thương nhưng chỉ lớn trong giới hạn của sẹo, thường dừng phát triển và giảm sau 1 – 2 năm.

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi hiện nay vẫn chưa xác định rõ. Một số nhà y học đặt giả thuyết do sự thay đổi tín hiệu tế bào kiểm soát phát triển và tăng sinh tổ chức, làm mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa trong quá trình lành vết thương.

Sẹo lồi có thể gặp ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất ở những vùng da căng, thường xuyên cử động như ngực, lưng, bả vai, cũng có thể ở những vùng da ít di động và ít sức căng như dái tai.

Trường hợp da bị sẹo lồi do tổn thương khi có các yếu tố sau:

– Cơ địa sẹo lồi, người đã bị sẹo lồi trước đó

– Vật lạ tồn tại dưới da

– Vết thương quá căng

Trong đó với người có cơ địa sẹo lồi, bất cứ tổn thương nào trên da chắc chắn sẽ để lại sẹo lồi về sau.

Tiêm sẹo lồi bao lâu thì xẹp? Có ảnh hưởng gì không?

Vì sao sẹo lồi thường xuất hiện sau phẫu thuật?

Sẹo lồi có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương, côn trùng cắn, bỏng nặng,  tiêm chủng, mụn trứng cá, viêm nang lông, thủy đậu hay nhiễm virus herpes zoster. Tuy nhiên, những trường hợp bị sẹo lồi nặng thì chủ yếu do phẫu thuật gây ra.

Phẫu thuật gây tổn thương sâu trên da: Những tổn thương trên bề mặt da, chưa tới lớp hạ bì dạng lưới không bao giờ gây ra sẹo lồi. Thế nhưng, hầu hết các phẫu thuật thì đều vượt gây tổn thương vượt qua tầng da này.

Quá trình viêm sau phẫu thuật: Trước khi vết thương lành hoàn toàn, vùng da tổn thương cần trải qua quá trình viêm. Giai đoạn viêm diễn ra liên tục khiến lớp lưới của sẹo lồi chứa các tế bào viêm, tăng số lượng nguyên bào sợi, mạch máu mới hình thành và lắng đọng collagen. Ở vết thương phẫu thuật, quá trình này mạnh mẽ hơn những vết thương thông thường.

Yếu tố tiền viêm: Ở bệnh nhân phẫu thuật, các yếu tố tiền viêm như interleukin (IL) -1α, IL-1β, IL6, và yếu tố hoại tử khối u-α được điều hòa trong các mô sẹo lồi. Yếu tố này xuất hiện cho thấy các gen tiền viêm trên da nhạy cảm với chấn thương và thúc đẩy đến viêm mạn tính làm tăng sự xâm lấn của sẹo lồi.

Vị trí phẫu thuật: Nghiên cứu cho thấy, lực cơ học tại chỗ là yếu tố quan trọng thúc đẩy hình thành sẹo lồi. Và, những vị trí phẫu thuật thường nằm ở khu vực có lực cơ học tại chỗ cao. Ví dụ, lực cơ học tại chỗ của thành ngực trước là theo chiều ngang, Và, sẹo lồi trên thành ngực luôn phát triển theo chiều ngang

Xử lý sẹo bằng thuốc và không sử dụng thủ thuật xâm lấn để loại bỏ vết sẹo. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả ở những vết sẹo mới (đang ngứa, đỏ, đau), phạm vi bị sẹo không quá lớn. Những thuốc trị sẹo lồi sau phẫu thuật đang được dùng phổ biến gồm:

Tiêm Sẹo Lồi : Thuốc làm giảm tổng hợp collagen và glycosaminoglycan. Qua đó ức chế tăng sinh nguyên bào sợi tại vết sẹo. Thuốc được tiêm trực tiếp vào lớp nhú bì dưới vết sẹo. Tỷ lệ đạt hiệu quả từ  50 – 100%, tỉ lệ tái phát sau điều trị là 9 – 50%.  Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ gồm: đau khi tiêm, giãn mạch, teo mô dưới da, loạn sắc tố.

Interferon alpha và gamma: Có tác dụng khử acid ribonucleic thông tin nội bào, qua đó ức chế tổng hợp collagen loại I và III. Thuốc được tiêm trực tiếp vào vùng da quanh sẹo với liều 1.000.000 đv/ cm. Sau khi tiêm thuốc, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tương tự cúm.

Tiêm điều trị sẹo lồi – Viện Y Khoa Thẩm Mỹ Asian

5-fluorouracil: Cơ chế của thuốc là phong tỏa mao mạch, giảm viêm ở sẹo, ức chế tăng sinh collagen. Thuốc được tiêm trực tiếp vào vết sẹo với liều 0,9 ml 5-FU (50 mg/ml). Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 5 – 10 mũi tiêm.

Imiquimod 5%: Đây là dạng thuốc điều trị tại chỗ. Thuốc có tác dụng kích thích sản xuất Interferon tại nơi bôi thuốc. Imiquimod 5% ít khi được điều trị đơn độc mà cần phối hợp đồng thời với phẫu thuật loại bỏ sẹo. Thuốc được bôi sau khi phẫu thuật và cần bôi liên tục trong 8 tuần để có kết quả tốt nhất. Trên 50% bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ tăng sắc tố da khi điều trị.

Các thuốc khác: Ngoài những thuốc trên, bác sĩ có thể căn cứ và thực trạng hiện tại của người bệnh để kê thuốc phù hợp như: Thuốc mỡ hoặc gel Clobetasol, Tacrolimus, Methotrexate, Pentoxifylline, Colchicine,…

Ghép da: Sau khi loại bỏ mô sẹo, bác sĩ sử dụng: vùng da khác trên cơ thể hoặc tế bào da được nuôi cây từ mô sợi nguyên bào của người bệnh để cấy lên vết thương. Phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn sẹo lồi.

Phẫu thuật lạnh: Vùng sẹo lồi sẽ được phủ Nitrogen lỏng để hủy hoại tế bào và các mao mạch. Mô sẹo bị hoại tử, tróc ra và xẹp xuống. Một liệu trình điều trị phẫu thuật lạnh cần 8 – 10 lần thực hiện, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tuần. Hiệu suất thành công của phương pháp này đạt từ quả 50-70 %. Nếu kết hợp đồng thời với liệu pháp corticosteroids thì có thể tăng lên 84%.

 

☛ Tham khảo thêm: Laser trị sẹo lồi có an toàn và hiệu quả không? Ngoài những cách trị sẹo lồi sau phẫu thuật trên, tùy vào đặc thù sẹo lồi ở từng người bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp ít phổ biến hơn như:

Laser Argon: Là loại laser đầu tiên được ứng dụng để trị sẹo lồi. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho rằng, chiếu tia Laser Argon chỉ cho tác dụng giảm ngứa và căng cứng trong vài tháng mà không tạo ra ảnh hưởng đáng kể lên kích thước sẹo.

Laser CO2: Laser CO2 được sử dụng để làm dẹp sẹo lồi lớn. Tuy nhiên, chúng ít khi được sử dụng đơn lẻ vì tỉ lệ tái phát cao, từ 40-90%.

Laser Pulsed Dye: Sử dụng ánh sáng có bước sóng 585 – 595nm để giảm thiểu mạch máu nuôi sẹo, làm sẹo mềm, ngưng phát triển. Từ đó, kiểm soát được kích thước và độ dày sẹo.

Các laser khác như: Laser Neodymium,  laser YAG 1064nm, laser Affirm giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp Collagen tại vết sẹo

Băng ép sẹo lồi

Cột ghép sẹo lồi

Dán gel silicone 

Quy trình tiêm sẹo lồi 

Mộc Ý Liên đang sử dụng quy trình tiêm sẹo lồi bằng loại thuốc đặc trị có chất lượng cao mà bộ Y Tế đã kiểm duyệt 

  • Bước 1: Khách hàng sẽ đến với Mộc Ý Liên để gặp các chuyên gia để được thăm khám tình trạng cụ thể của sẹo và tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
  • Bước 2: Dùng dụng cụ y tế và thuốc tê chuyên dụng để sát khuẩn vùng sẹo sắp tiêm.
  • Bước 3: Dùng kiêm tiêm chuyên dụng để tiêm thuốc vào vùng sẹo cần làm xẹp.
  • Bước 4: Hoàn tất quy trình điều trị và hướng dẫn khách hàng chăm sóc sẹo sau khi tiêm.

Quy trình tiêm sẹo lồi giá bao nhiêu tiền?

Tại Bống Spa hiện đang áp dụng phương pháp tiêm sẹo với quy trình an toàn, nhanh chóng cho các khách hàng có tình trạng nhẹ, không phức tạp với mức giá hợp lý : tiêm trị sẹo lồi có mức giá dao động từ 1 – 5 triệu đồng/lần

Cách chăm sóc tiêm sẹo lồi chăm sóc như thế nào ?

Tiêm sẹo lồi là phương pháp làm đẹp chỉ mang tính chất tạm thời vì thế bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc da thật hợp lý để có thể hạn chế tối đa vết sẹo tái phát. Dưới đây là những lưu ý cần thiết mà bạn nên bỏ túi khi làm đẹp bằng phương pháp này.

  • Vệ sinh chỗ tiêm bằng nước mát, nước muối sát khuẩn hay các chất tẩy rửa nhẹ.
  • Nếu chỗ tiêm có dấu hiệu sưng nhiều thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận và có chỉ định cách chăm sóc cụ thể.
  • Không khiến cho vùng cơ dưới sẹo vận động mạnh như việc vận chuyển đồ nặng, tập tạ,…
  • Nếu vết sẹo này nằm ở vùng miệng thì bạn nên hạn chế việc biểu lộ cảm xúc hay vận động cơ miệng nhiều.
  • Tuyệt đối không dung các loại thực phẩm gây sẹo lồi khi đang trong quá trình tiêm sẹo lồi như:Thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ tanh, đồ nếp,…
  • Không dùng các loại mỹ phẩm đắp mặt nạ và làm mờ thâm khi chưa được bác sĩ cho phép.
  • Không dùng tay chạm, sờ hay gãi một cách trực tiếp lên trên vùng bị sẹo.
  • Nếu vùng tiêm xuất hiện vảy thì bạn phải để chúng tự bong, không được tự ý dùng tay gỡ ra.
  • Chăm sóc cẩn thận, dưỡng ẩm thường xuyên cho vùng da bị sẹo.
  • Không để vùng da tiêm sẹo lồi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nên dùng kem chống nắng hoặc che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
  • Ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa vitamin A, B, C,… để vết sẹo nhanh lành.
  • Đến tái khám đúng hẹn và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.